chương 9:thị trường lao động

Chương 9: Thị Trường Lao Động

Harvey B. King

Chúng ta đã nói sơ qua về đường tổng cung trong khoá học này, và đã giải thích ngắn gọn chúng được tìm ra như thế nào trong chương 3.

● Tuy nhiên, chúng ta thực sự chưa giải thích hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào.

● Chúng ta cần đi vào chi tiết về cơ sở của tổng cung.

● Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn tổng cung là gì, và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.

● Đặc biệt, chúng ta muốn tìm hiểu thị trường lao động vận hành như thế nào, và chúng phát triển như thế nào trong chu kỳ kinh tế.

● Chúng ta muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động về thất nghiệp và việc làm trong chu kỳ kinh tế, và liệu rằng chính sách của chính phủ có tác động được đến chúng hay không.

● Hình 1 dưới đây sử dụng lại những số liệu trong phần đầu của khoá học, và trình bày tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian gần đây.

Hình 1 Tỷ lệ Thất nghiệp ở Canada 1975-1999

Chúng ta có thể thấy rõ ràng suy thoái năm 1982 và năm 1990-91 ảnh hưởng đến thị trường lao động.

● Chúng ta cũng có thể thấy từ bảng dưới đây, những người ở độ tuổi 15-24 chịu tác động mạnh do sự suy giảm các điều kiện của thị trường lao động những năm 90.


1989

1993

Tháng 2. 2000

Tỷ lệ thất nghiệp (15-24)

11.0%

17.0%

13%

Tỷ lệ thất nghiệp (toàn bộ lao động)

7.5%

11.4%

6.8%

Những năm 90 là một thập kỷ khó khăn đối với Canada, nhưng tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống, và ở mức thấp trong vòng 30 năm trở lại đây.

● Bài báo "Chúng ta đang có tiền, nhưng hãy bỏ qua tiệc tùng", National Post, tháng Mười hai. 11, 1999, chỉ ra rõ ràng rằng nền kinh tế Canada đang bùng nổ, đặc biệt là thị trường lao động.

● Nói chung, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kỳ vọng vào giai đoạn tốt đẹp trước mắt, đặc biệt là những lao động trẻ khi mà thế hệ những người sau chiến tranh thế giới bắt đầu nghỉ hưu.

● Tuy nhiên, và luôn như vậy, điều này còn phụ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ còn tiếp tục bùng nổ!

1) Giới thiệu

Chúng ta hãy bắt đầu với một số định nghĩa.

● Số dân ở độ tuổi lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên.

● Dân số được chia ra thành những người trong lực lực lượng lao động và những người ngoài lực lượng lao động.

● Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người làm việc tại gia, nghỉ hưu và sinh viên.

● Những người trong lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm, và những người thất nghiệp.

● Sự phân chia này trích từ Điều tra về Thị trường Lao động, đó là một cuộc điều tra thực hiện hàng tháng cho khoảng 50,000 hộ gia đình ở Canada do Cơ quan Thống kê Canada thực hiện.

● Những người được thống kê chính thức là thất nghiệp là những người đang tìm kiếm việc làm trong vòng 4 tuần.

Bảng dưới đây trình bày các số liệu về dân số Canada tháng Hai. 2000.

Dân số ở độ tuổi lao động - 24,174,800
Lực lượng lao động - 17,907,000 Ngoài lực lượng lao động - 8,267,800
Có việc làm -

14,827,500

Thất nghiệp -

1,079,500


Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây dựng mô hình của thị trường lao động - trước tiên là cầu lao động, tiếp theo là cung lao động, và cuối cùng là cân bằng thị trường lao động và tổng cung.

2) Hàm sản xuất và Cầu Lao động.

Nhu cầu về lao động là nhu cầu phái sinh - nó bắt nguồn từ các doanh nghiệp, những người thuê sức lao động để sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

● Do đó, nhu cầu về lao động phái sinh từ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ - khi nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ thay đổi, thì nhu cầu về lao động cũng thay đổi.

● Chúng ta hãy xem xét một cách rõ ràng hơn.

● Đối với một doanh nghiệp cụ thể, số lượng sản xuất ra phụ thuộc vào lượng vốn doanh nghiệp có, lao động mà doanh nghiệp thuê, và công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng.

● Đối với toàn bộ nền kinh tế, chúng ta đưa ra khái niệm hàm tổng sản xuất:

(1) Y = f(K, L, công nghệ)

Trong đó Y là GDP thực tế (tổng sản xuất), K là tổng lượng vốn, và L là tổng việc làm trong nền kinh tế.

● Chúng ta giả định rằng tổng lượng vốn và công nghệ không đổi trong ngắn hạn, do đó tổng sản xuất thay đổi theo số lao động mà doanh nghiệp thuê.

● Hình 2 dưới đây trình bày hàm tổng sản xuất cụ thể, nó liên hệ tổng sản phẩm trong nền kinh tế với số lao động được sử dụng.

Hình 2

Xác định sản phẩm biên của sức lao động (MPL) khi sự thay đổi của sản phẩm do số lao động được sử dụng trong một giờ thay đổi.

MPL =

Hình 2 chỉ ra nhiều giả định cơ sở của hàm tổng sản xuất.

● MPL dương: khi số lao động tăng lên, thì giá trị của Y cũng tăng theo.

● Khi L tăng, với lượng vốn K và công nghệ không thay đổi, mỗi giờ lao động tăng thêm thì kém hiệu quả hơn đơn vị lao động trước đó:

PM­L > MPL .

● Đây được gọi là hiệu suất biên giảm dần - Hình 3 dưới đây thể hiện quan điểm này, điều này đưa chúng ta đến với nhu cầu về lao động.

Hình 3

Nhu cầu Lao động

Nhu cầu về lao động thể hiện số lượng sức lao động mà doanh nghiệp cần tại một mức tiền công thực tế.

● Chúng ta có thể thấy tại sao các doanh nghiệp quan tâm về mức lương thực tế bằng cách xem xét một quyết định thuê lao động của một doanh nghiệp cụ thể.

● Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đang tối đa hoá lợi nhuận, và CHỈ thuê thêm lao động nếu việc đó làm cho lợi nhuận của họ tăng lên.

● Điều này có nghĩa là họ sẽ thuê thêm lao động NẾU:

Lợi nhuận từ việc thuê thêm lao động >= chi phí lao động tăng thêm

HOẶC NẾU

Psản lượng x tổng sản lượng tăng thêm >= mức tiền công.

HOẶC NẾU

P x MPL >= W.

● Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động cho đến khi biểu thức này cân bằng: P x MPL = W.

● Để chuyển sang mức lương thực tế, chúng ta chia cả hai vế biểu thức trên cho P:

MPL = , hay lợi nhuận thực tế của việc thuê lao động = chi phí thực tế của việc thuê lao động.

Đây là quyết định làm tối đa hoá lợi nhuận, và do đó nó diễn tả nhu cầu lao động của doanh nghiệp cho một doanh nghiệp cụ thể.

● Với đường MPL dốc xuống như chúng ta thấy trong Hình 3, chúng ta có thể chuyển thành đường cầu lao động, như trong Hình 4 dưới đây (a).

● Nếu mức tiền công thực tế là , doanh nghiệp sẽ thuê L0 giờ lao động.

● Nếu mức tiền công tăng lên , thì nhu cầu lao động của doanh nghiệp giảm xuống L­1 giờ lao động.

Hiệu suất biên giảm dần của lao động cho chúng ta mọt đường cầu lao động có độ dốc xuống.

Hình 4 Đường cầu Lao động

Đường cầu lao động có thể dịch chuyển sang phải, nếu MPL tăng lên, với mức lương thực tế giữ nguyên.

● Thay đổi như thế có thể xảy ra do công nghệ được cải thiện, hoặc tài sản vốn tăng lên.

Lưu ý rằng trong trường hợp này, hàm PF dịch cũng dịch chuyển lên!

3) Cung Lao động

Chúng ta sẽ có một vài khái niệm về cung lao động.

● Chúng ta giả định rằng đường cung lao động là dốc đi lên, như trong Hình 5 dưới đây.

● Các hộ gia đình quan tâm về mức lương thực tế, bởi vì họ quan tâm về sức mua sắm của đồng lương danh nghĩa - họ quan tâm đến việc có thể mua được bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ với đồng lương họ kiếm được.

● Khi mức lương thực tế tăng lên, cung lao động tăng lên vì hai lý do cơ bản sau đây:

1. Thứ nhất, có nhiều người hơn tham gia lực lượng lao động do nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng - ít người làm việc tại gia hơn, ít người tìm kiếm cơ hội giáo dục sau trung học hơn.

2. Thứ hai, khi mức lương thực tế tăng lên, một số người đang làm việc sẵn sàng làm việc ngoài giờ (ví dụ như chuyển từ làm việc bán thời gian sang làm việc đầy đủ thời gian), làm một công việc thứ hai, để nắm lấy thuận lợi khi nền kinh tế đang phục hồi trở lại, và họ sẽ có ít thời gian rảnh rỗi hơn hoặc ít thời gian làm việc ở nhà hơn.

  • Kết quả của hai yếu tố này là đường cung lao động dốc theo hướng đi lên, như đã chỉ ra.
  • Cuối cùng, đường cung lao động dịch chuyển sang phải khi dân số tăng lên.
  • Hình 5

    4) Cân bằng Thị trường Lao động và Tổng cung Dài hạn

    Ban đầu, chúng ta sẽ phân tích về dài hạn, khi thị trường lao động rất linh hoạt, và mức lương thực tế cũng điều chỉnh tương ứng để LD = LS tại mọi thời điểm.

    ● Trường hợp này được mô tả trong Hình 6 dưới đây.

    ● Lưu ý: hiện tại chúng ta đang tập trung vào việc làm, và phân tích của chúng ta không nói đến thất nghiệp - chúng ta sẽ nói về nó trong phần tiếp theo ở chương 10.

    ● Trong tình huống này, chúng ta có một thị trường giống như bất kì một thị trường nào khác.

    ● Do đó, sự biến động trong cầu lao động và cung lao động tạo ra sự thay đổi trong mức lương thực tế và số lao động được thuê.

    ● Ví dụ, nhu cầu lao động ở Canada dịch chuyển sang phải mỗi khi doanh nghiệp tăng lượng vốn của họ hoặc là cải tiến công nghệ.

    ● Hơn nữa, mỗi khi dân số Canada tăng lên thì đường cung lao động lại dịch chuyển sang phải.

    ● Kết quả là sự tăng lên mức lương thực tế và tăng lên số lao động được thuê.

    Hình 6

    Đường Tổng cung Dài hạn

    Với hiểu biết mới về thị trường lao động, đây là lúc chúng ta tìm ra đường tổng cung dài hạn (LAS).

    • Ba phần của Hình 7 cho chúng ta suy ra đường LAS.
    • Chúng ta bắt đầu với mức giá ban đầu là P0.
    • Đồ thị trên cùng mô tả thị trường lao động, trong sự cân bằng với cung lao động.
    • Với mức giá P0, thị trường lao đọng điều chỉnh để tìm điểm W0 cần thiết để cho LD = LS tại (W0/P0).
    • Với cân bằng này, chúng ta tìm ra L0 là số lao động được thuê.
    • Trong hình dưới phía bên phải, chúng ta thấy rằng hàm sản xuất thể hiện rằng số giờ lao động L­0 dẫn đến mức GDP thực tế được sản xuất ra tại mức Y0.
    • Hình vẽ bân phải chỉ ra điểm a là sự kết hợp của P0, và Y0.
    • Tiếp theo, giả sử nền kinh tế chuyển lên mức giá cao hơn (chẳng hạn như do tổng cầu (AD) tăng) - P1 > P0.

      ● Theo những giả định của thị trường lao động linh hoạt, khi mức giá bình quân tăng lên, thì mức lương thực tế cũng tăng.

      ● Do đó, %DW = %DP, do đó

      ● Kết quả là, do mức lương thực tế không đổi, chúng ta kết thúc với một cân bằng như cũ trong thị trường lao động, và số lao động được thuê cũng không đổi tại L0.

      ● Bởi vì số lao động được thuê không đổi, do đó sản xuất của GDP thực tế không đổi - nó vẫn giữ nguyên giá trị Y0.

      ● Đồ thị LAS ở bên phải chỉ ra điểm b với sự kết hợp của P1, Y0.

      ● Kết quả là, khi mức giá thay đổi, không có sự thay đổi trong GDP thực tế - nối các điểm này với nhau cho chúng ta được đường LAS thẳng đứng như trong hình bên phải.

      Hình 7 Đường tổng cung dài hạn

      Những dịch chuyển của Y0

      Mức GDP thực tế Y0 là mức tự nhiên của sản lượng.

      - Như chúng ta đã nói trong Chương 3, và như chúng ta vừa thấy rõ hơn ở đây, bởi vì thị trường lao động điều chỉnh đầy đủ hơn trong dài hạn, những thay đổi trong mức giá KHÔNG dẫn đến thay đổi trong GDP thực tế sản xuất được trong dài hạn.

      - Tuy nhiên, mức tăng trưởng tự nhiên có thể thay đổi, và LAS có thể dịch chuyển nếu có một sự thay đổi trong một số yếu tố có tác động đến thị trường lao động.

      - Ví dụ, sự tăng lên về dân số, hoặc công nghệ, hoặc lượng vốn K tăng lên sẽ làm đường LAS dịch chuyển sang phải.

      5) Đường tổng cung ngắn hạn

      Theo những giả định cuả đường tổng cung ngắn hạn, chúng ta giả định rằng mức lương danh nghĩa được xác định trước cho nhiều giai đoạn bởi hợp đồng lao động.

      ● Ví dụ, Hiệp hội Giáo viên Đại học ở Regina đã ký một hợp đồng 3 năm gần đây.

      ● Giả sử rằng những hợp đồng đó được ký với một mức lương bình quân thoả thuận là .

      ● Mức lương này được giả định là phù hợp với mức giá cả mà các bên thoả thuận mong muốn, do đó LD = LS và thị trường cân bằng.

      Hình 8 Đường SAS

      Hình 8 mô tả giả định nói trên, với /P0 là mức lương dẫn đến LD = LS, và sản lượng bằng với mức tự nhiên.

      ● Hãy nhớ lại rằng mức lương xác định trước này là ổn định trong một số giai đoạn.

      ● Chúng ta giả định rằng những hợp đồng không chỉ xác lập mức lương, mà chúng còn thể hiện rằng doanh nghiệp có số giờ lao động theo điều khoản của hợp đồng.

      ● Điều này ước tính một cách tương đối điều thực tế xảy ra trong hợp đồng lao động.

      ● Lưu ý rằng doanh nghiệp xác lập lao động (L) khi mức lương thực tế cắt đường LD - đây là điểm tối đa hoá lợi nhuận.

      Có thể xảy ra trường hợp trong thời hạn của hợp đồng lao động mức giá thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức kỳ vọng.

      ● Ví dụ, nếu P = P0, thì mức lương thực tế /P0, số lao động được thuê là L0, GDP thực tế là Y0.

      ● Điều này cho chúng ta điểm a trên SAS trong đồ thị phía bên phải của Hình 8.

      ● Mặt khác, nếu mức giá cao hơn ngoài dự kiến P1 > P0, thì mức lương thực tế thấp hơn ngoài kỳ vọng tại /P1 < /P0.

      ● Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê nhiều lao động hơn cho chi phí lao động rẻ bất ngờ (L1 > L0), và chúng ta có một lương GDP thực tế tăng thêm - điểm b của đường SAS.

      ● Trường hợp ngược lại, nếu mức giá thấp hơn so với kỳ vọng P2 <>0, thì mức lương thực tế cao hơn so với kỳ vọng /P2 > /P0.

      ● Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê ít lao động hơn do chi phí lao động đắt bất ngờ (L2 > L0), và chúng có một lượng GDP thực tế giảm xuống - điểm c trên đường SAS.

      ● Nếu chúng ta nối các điểm này lại với nhau chúng ta có đường SAS như trong Hình 8.

      Kết quả cuối cùng là trong ngắn hạn, với mức lương thực tế được xác định trước bởi hợp đồng lao động tại , bất kỳ thay đổi nào của mức giá KHÔNG dẫn đến sự thay đổi tương đương trong mức lương, như là trong trường hợp của dài hạn.

      ● Bởi vì không có sự thay đổi tương đương trong mức lương, những thay đổi trong mức giá dẫn đến những thay đổi trong mức lương thực tế, và do đó những thay đổi trong số lao động được thuê, và những thay đổi trong lượng GDP thực tế được sản xuất.

      ● Đường SAS dốc theo hướng đi lên.

      Đây là điểm kết thúc sự xem xét của chúng ta về cơ sở vĩ mô của đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn, và chúng xuất phát từ thị trường lao động và đường cung lao động như thế nào.

      ● Bạn có thể xem chi tiết hơn trong Chương 9 của sách giáo khoa.

      ● Bây giờ là lúc chúng ta chuyển sang vấn đề thất nghiệp trong phân tích này.

Read Users' Comments (0)

0 Response to "chương 9:thị trường lao động"

Đăng nhận xét