chương 10:thất nghiệp

Chương 10: Thất nghiệp

Harvey B. King


1)Lực lượng Lao động và Thất nghiệp Tự nhiên

Trong phần trước chúng ta đã nói về việc cân bằng được xác định như thế nào trong thị trường lao động, nhưng chưa thực sự thảo luận về vị trí của thất nghiệp trong bức tranh này.

● Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phân tích tại điểm cân bằng đầy đủ.

● Hãy nhớ lại rằng lực lượng lao động (LF) = số người có việc làm + số người không có việc làm.

● Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc và những người đang kiếm việc làm, và chúng ta có thể giả định rằng con số này tăng lên khi mức lương thực tế tăng - chúng ta có thể xây dựng một đường lực lượng lao động (LF) dốc đi lên như trong Hình 1 dưới đây.

● Số lượng người có việc làm được xác định bởi điểm mà ở đó LD = LS.

● Số lượng người không có việc làm được xác định bằng sự chênh lệch giữ lực lượng lao động và điểm cắt nhau giữa LD và LS, như được chỉ ra trong Hình 1.

Như hình trên chỉ ra, thậm chí tại mức việc làm đầy đủ chúng ta vẫn có một số người thất nghiệp, chúng ta gọi đó là thất nghiệp tự nhiên.

● Điều quan trọng là cần nhận thức được rằng khi cầu về lao động = cung về lao động, vẫn có một mức thất nghiệp tự nhiên phát sinh từ luân chuyển thị trường lao động tự nhiên.

● Trong thị trường lao động luôn có một dòng người lao động có/mất việc làm, gia nhập/thoát ra khỏi lực lượng lao động.

● Ngày nay ở Regina, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 6%, nhưng nếu bạn đi vòng quanh thành phố bạn sẽ thấy rất nhiều doanh nghiệp đăng quảng cáo tìm người - vẫn chưa có sự phù hợp hoàn hảo về công việc của những người lao động.

● Hình 2 dưới đây cho chúng ta thấy những luồng cơ bản chảy ra và chảy vào thị trường lao động.


Những dòng lao động này luôn tồn tại, thậm chí là trong thời kỳ kinh tế bùng nổ.

● Phần chính của dòng lao động trên là những người thay đổi công việc, những người không bị thất nghiệp trong bất kỳ một khoảng thời gian nào.

● Tuy nhiên, cũng có những người đi ra và gia nhập lực lượng lao động, những người đôi khi mất việc làm.

● Những người này tạo ra mức thất nghiệp tự nhiên.

● Hình 3 dưới đây chỉ ra những dòng lao động này trong khoảng thời gian từ 1975-1994.

● Như chúng ta có thể thấy, thậm chí trong giai đoạn việc làm đầy đủ như 1980 và 1989, có một dòng lớn những người đi ra và gia nhập thị trường lao động và tạo nên mức thất nghiệp tự nhiên.

● Chúng ta thường tập trung vào ba nhóm cơ bản của thất nghiệp tự nhiên - thất nghiệp do thay đổi nghề, thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do cơ cấu.

● Chúng ta hãy xem xét từng nhóm một.

Hình 3


2. Thất nghiệp do Thay đổi Công việc và Thất nghiệp do Mùa

Thất nghiệp vì thay đổi công việc xảy ra khi có sự luân chuyển thị trường lao động thông thường, dòng lao động đi ra và vào thị trường lao động như chỉ ra trong Hình 2 ở trên.

● Những người thay đổi công việc thường có xu hướng thất nghiệp tạm thời, và thường kiếm được công việc trong cùng một lĩnh vực.

● Ví dụ, bạn rời bỏ Hãng Sear bởi vì bạn ghét thời giờ làm việc, và cuối cùng bạn có được một công việc tương tự tại hãng Bay, nhưng với thời giờ làm việc như bạn mong muốn.

● Nhóm này bao gồm những người tốt nghiệp đại học, người làm việc gia đình, những người rời bỏ/mất công việc.

● Đây là một phần thông thường của nền kinh tế, như Hình 3 trên đây chỉ ra.

Thất nghiệp theo mùa cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định - đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng..

Giải pháp của thị trường để giải quyết thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do thay đổi công việc bao gồm việc tìm việc tư nhân, quảng cáo của các doanh nghiệp cũng như người tìm việc, và các trung tâm tìm việc tư nhân.

Các biện pháp của chính phủ bao gồm: trung tâm dịch vụ việc làm của chính phủ, và cố gắng giảm việc tăng thêm những khoản Bảo hiểm Thất nghiệp.

● Bảo hiểm thất nghiệp ở Canada rộng rãi hơn so với ở Hoa Kỳ từ năm 1971, đặc biệt là trong việc đối đãi với những người thất nghiệp theo mùa.

● Cho đến những cuộc cải tổ vài năm gần đây, người ta có thể làm việc 10 tuần ở Atlantic Canada, và nhận một khoản bảo hiểm thất nghiệp bằng 67% mức lương của bạn trong 40 tuần.

● Việc cung cấp bảo hiểm thất nghiệp này có xu hướng tăng mạnh về thời gian mọi người bỏ ra để tìm kiếm việc làm, và hỗ trợ những ngành làm việc mùa vụ.

● Và người ta cho rằng đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho mức thất nghiệp tự nhiên ở Canada cao hơn ở Hoa Kỳ.

● Gần đây, bảo hiểm việc làm (tên mới của bảo hiểm thất nghiệp) đã được cải tổ làm cho nó trở nên khó hơn để nhận được, thời gian làm việc được rút ngắn hơn, và các điều kiện khắt khe hơn.

● Sự thay đổi này làm giảm mức thất nghiệp do thay đổi công việc và mùa vụ.

3) Thất nghiệp do Cơ cấu.

Thất nghiệp do cơ cấu kà sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.

● Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%.

● Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có sự suy giảm.

● Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới - chúng ta chỉ cần suy nghĩ về những người ngư dân nở Newfoundland với trình độ giáo dục lớp 8.

● Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn những lập trình viên ở cả nước.

● Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu.

● Điều này có thể khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn.

Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:

● Sự dịch chuyển các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự do hơn - trong 10 năm qua cả xuất khẩu và nhập khẩu của chúng ta đã tăng lên đáng kể trong phần trăm của nền kinh tế, báo hiệu một sự dịch chuyển lớn trong thị trường lao động trong các ngành xuất khẩu và ngành nhập khẩu cạnh tranh.

● Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính, nhân viên nhập dữ liệu,.v..)

● Những vấn đề trong các ngành dựa trên nguồn lực như là đánh cá và đốn gỗ.

● Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Lưu ý rằng trong một nền kinh tế năng động, một mức độ thất nghiệp lại tỏ ra hiệu quả.

● Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội.

● Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.

● Lợi ích của kết quả do thay đổi công việc làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn.

● Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc cho phép những người lao động tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn.

● Do đó, tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên. (So sánh trường hợp này với trường hợp của những người tốt nghiệp ở Trung Quốc tăng lên đến những năm 90. Họ được giao những công việc khi tốt nghiệp, với sự đóng góp rất ít về loại công việc và nơi làm việc)

Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở.

● Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội - ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn.

● Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này.

Giải pháp của thị trường để giải quyết loại thất nghiệp này là khuyến khích tư nhân đào tạo lại.

● Các biện pháp của chính phủ bao gồm trợ cấp đào tạo lại, trợ giúp việc phân bổ lại theo vùng.

4) Thị trường Lao động trong Thời kỳ Suy thoái: Thất nghiệp theo Chu kỳ.

Nhiệm vụ cuối cùng của chúng ta là giải thích điều gì gây nên sự thất nghiệp tăng thêm trong thời kỳ khủng hoảng mà chúng ta có thể quan sát trong Hình 3 - có một sự tăng mạnh những người mất việc làm trong khoảng vài tháng thuộc thời kỳ suy thoái - lưu ý rằng các đoạn uốn vào năm 1982 và 1991 theo hướng lồi lên.

● Đây là một ví dụ của thất nghiệp chu kỳ, nó bằng không trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, nhưng mang số dương trong thời kỳ suy thoái, khi số người phải nghỉ việc tăng vọt.

● Nó được bắt đầu bằng sự sụt giảm nhu cầu lao động, phát sinh từ việc giảm tổng sản phẩm trong nền kinh tế.

● Tuy nhiên, vấn đề này lại được gia tăng bởi thực tế là mức lương có xu hướng ít thay đổi, và giảm xuống dần dần - mức lương thực tế trở nên quá cao trong thời kỳ suy thoái.

● Mức lương qúa cao này tạo nên sự thất nghiệp chu kỳ.

● Chúng ta hãy xem thất nghiệp chu kỳ xảy ra như thế nào.

Xem xét một nền kinh tế bắt đầu với cân bằng việc làm đầy đủ như trong Hình 4 (a) dưới đây, với mức thất nghiệp tự nhiên, và mức lương thực tế .

● Bây giờ, giả sử rằng xảy ra suy thoái, và AD giảm, như trong Hình 4 (b).

Trong ngắn hạn, mức lương thực tế được cố định tại W0.

● Do đó, khi tổng cầu giảm xuống làm gảm mức giá, chúng ta có mức lương thực tế tăng lên .

● Trong ngắn hạn, thị trường lao động không ở trong cân bằng tại LD = LS!

● Với mức lương thực tế tăng lên, doanh nghiệp thuê ít lao động đi - chúng ta di chuyển đường LD trong phần (a) của Hình 4, với L1 lao động được thuê.

● Số việc làm giảm đi có nghĩa là sản xuất giảm xuống thể hiện qua hàm tổng sản xuất - điều này có nghĩa là GDP thực tế cung ứng ra thấp hơn - đây là sự dịch chuyển xuống đường SAS như trong phần (b) của Hình 4.

● Doanh nghiệp thuê ít lao động hơn có nghĩa là thất nghiệp tăng lên - tổng thất nghiệp tăng lên, qua sự tăng lên trong thất nghiệp chu kỳ chúng ta có thể thấy được trên đồ thị.

● Chú ý rằng thất nghiệp chu kỳ xảy ra là do trên thực tế cung lao động lớn hơn cầu lao động.

Làm thế nào chúng ta thoát ra khỏi tình trạng này?

● Các biện pháp của thị trường cho thất nghiệp chu kỳ bao gồm việc đàm phán lại mức lương cuối cùng ở một mức thấp hơn - đường SAS cuối cùng điều chỉnh lại sang phải khi mức lương danh nghĩa giảm, làm giảm mức lương thực tế về với giá trị cân bằng.

● Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự khôi phục nền kinh tế quá chậm nên cần các biện pháp can thiệp của chính phủ, bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ nên hiệu ứng số nhân sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về lao động.

● Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách tài chính ngược chu kỳ và chính sách tiền tệ ngược chu kỳ để dịch chuyển đường tổng cầu AD sang phải, và làm giảm mức lương thực tế bằng cách tăng giá lên.

● Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu của khoá học, một trong những tranh luận chủ yếu của kinh tế học vĩ mô là sự tranh luận về mức lương điều chỉnh chậm như thế nào.

● Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng mức lương điều chỉnh nhanh chóng, nên hầu hết thất nghiệp đều là tự nhiên, và chính sách của chính phủ ít đóng vai trò ở đây.

1. Các nhà kinh tế học Keynes mới cho rằng mức lương điều chỉnh chậm chạp, và do đó yêu cầu sự can thiệp của chính phủ bằng chính sách ngược chu kỳ.

2. Chúng ta hãy dành những tranh luận này trong Kinh tế học 302.

5) Nghiên cứu tình huống: Suy thoái 1990-91 và Sự hồi phục chậm chạp những năm 90.

Hãy xem xét những dữ liệu sau đây về sự suy thoái 1990-91.


Mức lương thực tế

Thất nghiệp

(Tỷ đô la theo giờ)

Mức thất nghiệp

GDP thực tế

(tỷ đô la)

1990, quý I

$13.65

23

7.5%

710.5

1992, quý II

$14.65

21.6

11.3%

697.1

Điều gì xảy ra ở Canada trong những năm 90.

● Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng có nhiều yếu tố xảy ra cùng một lúc.

● Trước hết, chúng ta đã thấy trong chương 6, có sự giảm mạnh trong tổng cầu tại những năm đầu của thập kỷ 90 do

1. Chính sách tiền tệ chống lạm phát của Ngân hàng Canada, làm tăng lãi suất thực tế và giảm nhu cầu đầu tư.

2. Chi tiêu tiêu dùng giảm, do sự giảm lòng tin người tiêu dùng trong tương lai.

3. Giảm xuất khẩu ròng, do sự suy thoái ở Hoa Kỳ và tỷ giá hối đoái cao bất thường.

● Thứ hai, có một sự giảm sút về nhu cầu lao động do việc cơ cấu lại rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế Canada ảnh hưởng bởi Hiệp định Tự do Thương mại, sự ra đời của GST, và thay đổi kỹ thuật mạnh mẽ trong ngành công nghiệp máy tính.

● Tổng cầu AD giảm xuống tạo ra sự tăng lên thất nghiệp chu kỳ, trong khi việc cơ cấu lại lại tạo ra thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên!

Trong những năm tiếp theo, ảnh hưởng của việc cơ cấu lại dần dần kết thúc, và những công nhân mới bắt đầu làm việc trong những lĩnh vực mới - đường cầu lao động bắt đầu dịch chuyển sang phải, làm giảm mức thất nghiệp tự nhiên.

● Bên cạnh đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi, và xuất khẩu của chúng ta sang Hoa Kỳ tăng mạnh, làm tăng tổng cầu.

● Tuy nhiên, giữa những năm 90, chúng ta có trưng cầu dân ý ở Quebec, điều này làm tăng sự không chắc chắn về tương lai, và tạo áp lực đối với đồng đô la Canada và được thể hiện bằng sự tăng lãi suất mạnh mẽ trong các năm 1994-95, điều này làm giảm tổng cầu đầu tư do đó giảm tổng cầu.

● Hơn nữa, chính quyền liên bang và hầu hết các tỉnh bắt đầu lo lắng về thâm hụt của họ, bắt đầu cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - chính sách ngược chu kỳ này làm giảm tổng cầu.

● Kết quả của những yếu tố này là tổng cầu KHÔNG khôi phục lại trong những năm 90, và thất nghiệp chu kỳ vẫn cao.

Vậy, điều gì xảy ra cuối những năm 90?

● Sự cơ cấu lại nền kinh tế hầu như đã kết thúc (ngoại trừ một số lĩnh vực như nông trại và đánh cá), và "Nền kinh tế Mới" đang tăng trưởng mạnh, với nhu cầu về lao động lớn - mức thất nghiệp tự nhiên dường như đang giảm ở Canada, và giảm rõ rệt ở Hoa Kỳ.

● Chính phủ đã kết thúc việc cân bằng ngân sách, và do đó chính sách của họ không còn kéo nền kinh tế tụt xuống.

● Kinh tế Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh, do đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh.

● Lãi suất thực tế thấp và nền kinh tế đang tăng trưởng làm cho các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào hàng hoá - cầu đầu tư cũng tăng.

● Kết quả của những yếu tố này là tổng cầu đã tăng mạnh trong những năm qua, và GDP thực tế cũng tăng mạnh, và gần đạt đến mức sản xuất tự nhiên.

Viễn cảnh của nền kinh tế có vẻ tốt trong đầu năm 2000 - để trích dẫn tựa đề bài báo mà tôi đã nhắc đến ở Phần III, B, "Chúng ta đang có tiền".

Read Users' Comments (0)

chương 9:thị trường lao động

Chương 9: Thị Trường Lao Động

Harvey B. King

Chúng ta đã nói sơ qua về đường tổng cung trong khoá học này, và đã giải thích ngắn gọn chúng được tìm ra như thế nào trong chương 3.

● Tuy nhiên, chúng ta thực sự chưa giải thích hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào.

● Chúng ta cần đi vào chi tiết về cơ sở của tổng cung.

● Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn tổng cung là gì, và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.

● Đặc biệt, chúng ta muốn tìm hiểu thị trường lao động vận hành như thế nào, và chúng phát triển như thế nào trong chu kỳ kinh tế.

● Chúng ta muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động về thất nghiệp và việc làm trong chu kỳ kinh tế, và liệu rằng chính sách của chính phủ có tác động được đến chúng hay không.

● Hình 1 dưới đây sử dụng lại những số liệu trong phần đầu của khoá học, và trình bày tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian gần đây.

Hình 1 Tỷ lệ Thất nghiệp ở Canada 1975-1999

Chúng ta có thể thấy rõ ràng suy thoái năm 1982 và năm 1990-91 ảnh hưởng đến thị trường lao động.

● Chúng ta cũng có thể thấy từ bảng dưới đây, những người ở độ tuổi 15-24 chịu tác động mạnh do sự suy giảm các điều kiện của thị trường lao động những năm 90.


1989

1993

Tháng 2. 2000

Tỷ lệ thất nghiệp (15-24)

11.0%

17.0%

13%

Tỷ lệ thất nghiệp (toàn bộ lao động)

7.5%

11.4%

6.8%

Những năm 90 là một thập kỷ khó khăn đối với Canada, nhưng tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống, và ở mức thấp trong vòng 30 năm trở lại đây.

● Bài báo "Chúng ta đang có tiền, nhưng hãy bỏ qua tiệc tùng", National Post, tháng Mười hai. 11, 1999, chỉ ra rõ ràng rằng nền kinh tế Canada đang bùng nổ, đặc biệt là thị trường lao động.

● Nói chung, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kỳ vọng vào giai đoạn tốt đẹp trước mắt, đặc biệt là những lao động trẻ khi mà thế hệ những người sau chiến tranh thế giới bắt đầu nghỉ hưu.

● Tuy nhiên, và luôn như vậy, điều này còn phụ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ còn tiếp tục bùng nổ!

1) Giới thiệu

Chúng ta hãy bắt đầu với một số định nghĩa.

● Số dân ở độ tuổi lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên.

● Dân số được chia ra thành những người trong lực lực lượng lao động và những người ngoài lực lượng lao động.

● Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người làm việc tại gia, nghỉ hưu và sinh viên.

● Những người trong lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm, và những người thất nghiệp.

● Sự phân chia này trích từ Điều tra về Thị trường Lao động, đó là một cuộc điều tra thực hiện hàng tháng cho khoảng 50,000 hộ gia đình ở Canada do Cơ quan Thống kê Canada thực hiện.

● Những người được thống kê chính thức là thất nghiệp là những người đang tìm kiếm việc làm trong vòng 4 tuần.

Bảng dưới đây trình bày các số liệu về dân số Canada tháng Hai. 2000.

Dân số ở độ tuổi lao động - 24,174,800
Lực lượng lao động - 17,907,000 Ngoài lực lượng lao động - 8,267,800
Có việc làm -

14,827,500

Thất nghiệp -

1,079,500


Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây dựng mô hình của thị trường lao động - trước tiên là cầu lao động, tiếp theo là cung lao động, và cuối cùng là cân bằng thị trường lao động và tổng cung.

2) Hàm sản xuất và Cầu Lao động.

Nhu cầu về lao động là nhu cầu phái sinh - nó bắt nguồn từ các doanh nghiệp, những người thuê sức lao động để sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

● Do đó, nhu cầu về lao động phái sinh từ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ - khi nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ thay đổi, thì nhu cầu về lao động cũng thay đổi.

● Chúng ta hãy xem xét một cách rõ ràng hơn.

● Đối với một doanh nghiệp cụ thể, số lượng sản xuất ra phụ thuộc vào lượng vốn doanh nghiệp có, lao động mà doanh nghiệp thuê, và công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng.

● Đối với toàn bộ nền kinh tế, chúng ta đưa ra khái niệm hàm tổng sản xuất:

(1) Y = f(K, L, công nghệ)

Trong đó Y là GDP thực tế (tổng sản xuất), K là tổng lượng vốn, và L là tổng việc làm trong nền kinh tế.

● Chúng ta giả định rằng tổng lượng vốn và công nghệ không đổi trong ngắn hạn, do đó tổng sản xuất thay đổi theo số lao động mà doanh nghiệp thuê.

● Hình 2 dưới đây trình bày hàm tổng sản xuất cụ thể, nó liên hệ tổng sản phẩm trong nền kinh tế với số lao động được sử dụng.

Hình 2

Xác định sản phẩm biên của sức lao động (MPL) khi sự thay đổi của sản phẩm do số lao động được sử dụng trong một giờ thay đổi.

MPL =

Hình 2 chỉ ra nhiều giả định cơ sở của hàm tổng sản xuất.

● MPL dương: khi số lao động tăng lên, thì giá trị của Y cũng tăng theo.

● Khi L tăng, với lượng vốn K và công nghệ không thay đổi, mỗi giờ lao động tăng thêm thì kém hiệu quả hơn đơn vị lao động trước đó:

PM­L > MPL .

● Đây được gọi là hiệu suất biên giảm dần - Hình 3 dưới đây thể hiện quan điểm này, điều này đưa chúng ta đến với nhu cầu về lao động.

Hình 3

Nhu cầu Lao động

Nhu cầu về lao động thể hiện số lượng sức lao động mà doanh nghiệp cần tại một mức tiền công thực tế.

● Chúng ta có thể thấy tại sao các doanh nghiệp quan tâm về mức lương thực tế bằng cách xem xét một quyết định thuê lao động của một doanh nghiệp cụ thể.

● Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đang tối đa hoá lợi nhuận, và CHỈ thuê thêm lao động nếu việc đó làm cho lợi nhuận của họ tăng lên.

● Điều này có nghĩa là họ sẽ thuê thêm lao động NẾU:

Lợi nhuận từ việc thuê thêm lao động >= chi phí lao động tăng thêm

HOẶC NẾU

Psản lượng x tổng sản lượng tăng thêm >= mức tiền công.

HOẶC NẾU

P x MPL >= W.

● Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động cho đến khi biểu thức này cân bằng: P x MPL = W.

● Để chuyển sang mức lương thực tế, chúng ta chia cả hai vế biểu thức trên cho P:

MPL = , hay lợi nhuận thực tế của việc thuê lao động = chi phí thực tế của việc thuê lao động.

Đây là quyết định làm tối đa hoá lợi nhuận, và do đó nó diễn tả nhu cầu lao động của doanh nghiệp cho một doanh nghiệp cụ thể.

● Với đường MPL dốc xuống như chúng ta thấy trong Hình 3, chúng ta có thể chuyển thành đường cầu lao động, như trong Hình 4 dưới đây (a).

● Nếu mức tiền công thực tế là , doanh nghiệp sẽ thuê L0 giờ lao động.

● Nếu mức tiền công tăng lên , thì nhu cầu lao động của doanh nghiệp giảm xuống L­1 giờ lao động.

Hiệu suất biên giảm dần của lao động cho chúng ta mọt đường cầu lao động có độ dốc xuống.

Hình 4 Đường cầu Lao động

Đường cầu lao động có thể dịch chuyển sang phải, nếu MPL tăng lên, với mức lương thực tế giữ nguyên.

● Thay đổi như thế có thể xảy ra do công nghệ được cải thiện, hoặc tài sản vốn tăng lên.

Lưu ý rằng trong trường hợp này, hàm PF dịch cũng dịch chuyển lên!

3) Cung Lao động

Chúng ta sẽ có một vài khái niệm về cung lao động.

● Chúng ta giả định rằng đường cung lao động là dốc đi lên, như trong Hình 5 dưới đây.

● Các hộ gia đình quan tâm về mức lương thực tế, bởi vì họ quan tâm về sức mua sắm của đồng lương danh nghĩa - họ quan tâm đến việc có thể mua được bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ với đồng lương họ kiếm được.

● Khi mức lương thực tế tăng lên, cung lao động tăng lên vì hai lý do cơ bản sau đây:

1. Thứ nhất, có nhiều người hơn tham gia lực lượng lao động do nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng - ít người làm việc tại gia hơn, ít người tìm kiếm cơ hội giáo dục sau trung học hơn.

2. Thứ hai, khi mức lương thực tế tăng lên, một số người đang làm việc sẵn sàng làm việc ngoài giờ (ví dụ như chuyển từ làm việc bán thời gian sang làm việc đầy đủ thời gian), làm một công việc thứ hai, để nắm lấy thuận lợi khi nền kinh tế đang phục hồi trở lại, và họ sẽ có ít thời gian rảnh rỗi hơn hoặc ít thời gian làm việc ở nhà hơn.

  • Kết quả của hai yếu tố này là đường cung lao động dốc theo hướng đi lên, như đã chỉ ra.
  • Cuối cùng, đường cung lao động dịch chuyển sang phải khi dân số tăng lên.
  • Hình 5

    4) Cân bằng Thị trường Lao động và Tổng cung Dài hạn

    Ban đầu, chúng ta sẽ phân tích về dài hạn, khi thị trường lao động rất linh hoạt, và mức lương thực tế cũng điều chỉnh tương ứng để LD = LS tại mọi thời điểm.

    ● Trường hợp này được mô tả trong Hình 6 dưới đây.

    ● Lưu ý: hiện tại chúng ta đang tập trung vào việc làm, và phân tích của chúng ta không nói đến thất nghiệp - chúng ta sẽ nói về nó trong phần tiếp theo ở chương 10.

    ● Trong tình huống này, chúng ta có một thị trường giống như bất kì một thị trường nào khác.

    ● Do đó, sự biến động trong cầu lao động và cung lao động tạo ra sự thay đổi trong mức lương thực tế và số lao động được thuê.

    ● Ví dụ, nhu cầu lao động ở Canada dịch chuyển sang phải mỗi khi doanh nghiệp tăng lượng vốn của họ hoặc là cải tiến công nghệ.

    ● Hơn nữa, mỗi khi dân số Canada tăng lên thì đường cung lao động lại dịch chuyển sang phải.

    ● Kết quả là sự tăng lên mức lương thực tế và tăng lên số lao động được thuê.

    Hình 6

    Đường Tổng cung Dài hạn

    Với hiểu biết mới về thị trường lao động, đây là lúc chúng ta tìm ra đường tổng cung dài hạn (LAS).

    • Ba phần của Hình 7 cho chúng ta suy ra đường LAS.
    • Chúng ta bắt đầu với mức giá ban đầu là P0.
    • Đồ thị trên cùng mô tả thị trường lao động, trong sự cân bằng với cung lao động.
    • Với mức giá P0, thị trường lao đọng điều chỉnh để tìm điểm W0 cần thiết để cho LD = LS tại (W0/P0).
    • Với cân bằng này, chúng ta tìm ra L0 là số lao động được thuê.
    • Trong hình dưới phía bên phải, chúng ta thấy rằng hàm sản xuất thể hiện rằng số giờ lao động L­0 dẫn đến mức GDP thực tế được sản xuất ra tại mức Y0.
    • Hình vẽ bân phải chỉ ra điểm a là sự kết hợp của P0, và Y0.
    • Tiếp theo, giả sử nền kinh tế chuyển lên mức giá cao hơn (chẳng hạn như do tổng cầu (AD) tăng) - P1 > P0.

      ● Theo những giả định của thị trường lao động linh hoạt, khi mức giá bình quân tăng lên, thì mức lương thực tế cũng tăng.

      ● Do đó, %DW = %DP, do đó

      ● Kết quả là, do mức lương thực tế không đổi, chúng ta kết thúc với một cân bằng như cũ trong thị trường lao động, và số lao động được thuê cũng không đổi tại L0.

      ● Bởi vì số lao động được thuê không đổi, do đó sản xuất của GDP thực tế không đổi - nó vẫn giữ nguyên giá trị Y0.

      ● Đồ thị LAS ở bên phải chỉ ra điểm b với sự kết hợp của P1, Y0.

      ● Kết quả là, khi mức giá thay đổi, không có sự thay đổi trong GDP thực tế - nối các điểm này với nhau cho chúng ta được đường LAS thẳng đứng như trong hình bên phải.

      Hình 7 Đường tổng cung dài hạn

      Những dịch chuyển của Y0

      Mức GDP thực tế Y0 là mức tự nhiên của sản lượng.

      - Như chúng ta đã nói trong Chương 3, và như chúng ta vừa thấy rõ hơn ở đây, bởi vì thị trường lao động điều chỉnh đầy đủ hơn trong dài hạn, những thay đổi trong mức giá KHÔNG dẫn đến thay đổi trong GDP thực tế sản xuất được trong dài hạn.

      - Tuy nhiên, mức tăng trưởng tự nhiên có thể thay đổi, và LAS có thể dịch chuyển nếu có một sự thay đổi trong một số yếu tố có tác động đến thị trường lao động.

      - Ví dụ, sự tăng lên về dân số, hoặc công nghệ, hoặc lượng vốn K tăng lên sẽ làm đường LAS dịch chuyển sang phải.

      5) Đường tổng cung ngắn hạn

      Theo những giả định cuả đường tổng cung ngắn hạn, chúng ta giả định rằng mức lương danh nghĩa được xác định trước cho nhiều giai đoạn bởi hợp đồng lao động.

      ● Ví dụ, Hiệp hội Giáo viên Đại học ở Regina đã ký một hợp đồng 3 năm gần đây.

      ● Giả sử rằng những hợp đồng đó được ký với một mức lương bình quân thoả thuận là .

      ● Mức lương này được giả định là phù hợp với mức giá cả mà các bên thoả thuận mong muốn, do đó LD = LS và thị trường cân bằng.

      Hình 8 Đường SAS

      Hình 8 mô tả giả định nói trên, với /P0 là mức lương dẫn đến LD = LS, và sản lượng bằng với mức tự nhiên.

      ● Hãy nhớ lại rằng mức lương xác định trước này là ổn định trong một số giai đoạn.

      ● Chúng ta giả định rằng những hợp đồng không chỉ xác lập mức lương, mà chúng còn thể hiện rằng doanh nghiệp có số giờ lao động theo điều khoản của hợp đồng.

      ● Điều này ước tính một cách tương đối điều thực tế xảy ra trong hợp đồng lao động.

      ● Lưu ý rằng doanh nghiệp xác lập lao động (L) khi mức lương thực tế cắt đường LD - đây là điểm tối đa hoá lợi nhuận.

      Có thể xảy ra trường hợp trong thời hạn của hợp đồng lao động mức giá thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức kỳ vọng.

      ● Ví dụ, nếu P = P0, thì mức lương thực tế /P0, số lao động được thuê là L0, GDP thực tế là Y0.

      ● Điều này cho chúng ta điểm a trên SAS trong đồ thị phía bên phải của Hình 8.

      ● Mặt khác, nếu mức giá cao hơn ngoài dự kiến P1 > P0, thì mức lương thực tế thấp hơn ngoài kỳ vọng tại /P1 < /P0.

      ● Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê nhiều lao động hơn cho chi phí lao động rẻ bất ngờ (L1 > L0), và chúng ta có một lương GDP thực tế tăng thêm - điểm b của đường SAS.

      ● Trường hợp ngược lại, nếu mức giá thấp hơn so với kỳ vọng P2 <>0, thì mức lương thực tế cao hơn so với kỳ vọng /P2 > /P0.

      ● Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê ít lao động hơn do chi phí lao động đắt bất ngờ (L2 > L0), và chúng có một lượng GDP thực tế giảm xuống - điểm c trên đường SAS.

      ● Nếu chúng ta nối các điểm này lại với nhau chúng ta có đường SAS như trong Hình 8.

      Kết quả cuối cùng là trong ngắn hạn, với mức lương thực tế được xác định trước bởi hợp đồng lao động tại , bất kỳ thay đổi nào của mức giá KHÔNG dẫn đến sự thay đổi tương đương trong mức lương, như là trong trường hợp của dài hạn.

      ● Bởi vì không có sự thay đổi tương đương trong mức lương, những thay đổi trong mức giá dẫn đến những thay đổi trong mức lương thực tế, và do đó những thay đổi trong số lao động được thuê, và những thay đổi trong lượng GDP thực tế được sản xuất.

      ● Đường SAS dốc theo hướng đi lên.

      Đây là điểm kết thúc sự xem xét của chúng ta về cơ sở vĩ mô của đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn, và chúng xuất phát từ thị trường lao động và đường cung lao động như thế nào.

      ● Bạn có thể xem chi tiết hơn trong Chương 9 của sách giáo khoa.

      ● Bây giờ là lúc chúng ta chuyển sang vấn đề thất nghiệp trong phân tích này.

Read Users' Comments (0)

chương 8:nền kinh tế mở

Chương 8: Nền kinh tế Mở

Harvey B. King


Từ trước đến giờ chúng ta chỉ mới nói đến xuất khẩu và nhập khẩu như là một nguồn của những cú sốc.


● Chúng ta chưa phân tích yếu tố nước ngoài ở mức độ chi tiết.


● Chúng ta chưa giải thích điều gì ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng ở mức độ chi tiết, ngoại trừ việc nói tóm tắt về thu nhập của thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta, và thu nhập của chúng ta ảnh hưởng đến nhập khẩu của chúng ta.


● Bây giờ là lúc chúng ta phát triển một mô hình đầy đủ hơn về yếu tố nước ngoài.


● Đặc biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng, và điều này tác động trở lại nền kinh tế như thế nào.


Chúng ta sẽ thấy rằng xuất khẩu ròng bị tác động mạnh mẽ bởi mức giá trong nước so với mức giá của thế giới, cũng như tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Canada và đồng đô la Mỹ.


● Điều này có nghĩa là chúng ta cũng cần giải thích điều gì tác động đến giá trị của tỷ giá hối đoái.


● Hơn nữa, như ở phần đầu đã nói, chúng ta cũng có thể thấy rằng Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy xuất khẩu nhập khẩu của chúng ta.


● Chúng ta cũng có thể thấy rằng thu nhập của Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta, và thu nhập của Canada ảnh hưởng đến nhập khẩu của chúng ta.


Trong Chương 4 chúng ta đã thấy rằng xuất khẩu và nhập khẩu là một phần quan trọng và đang tăng trưởng của sản xuất và tiêu dùng trong nước của nền kinh tế Canada, và chúng rất dễ biến động.


● Xuất khẩu chiếm phần trăm khá cao của tổng chi tiêu, từ năm 1981 là 18.8% đến năm 1995 là 38.8% (chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của NAFTA), với mức tăng trưởng giao động từ -2.1% đến +17.7%.


● Nhập khẩu chiếm phần trăm khá cao trong tổng chi tiêul, từ năm 1981 là 18.7% đến năm 1995 là 30.9%, với mức tăng trưởng giao động từ -15.2% đến +17.1%.


● Rõ ràng là chúng ta cần phải tìm hiểu các biến này, để hiểu được điều gì ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế Canada, đặc biệt để giải thích điều gì xảy ra trong một chu kỳ kinh tế.


● Như chúng ta sẽ thấy, hai chu kỳ kinh tế của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau - như lối nói hóm hỉnh rằng, khi nền kinh tế Hoa Kỳ bị hắt hơi, nền kinh tế Canada sẽ bị cảm.


● Hình 1 dưới đây chỉ ra tăng trưởng GDP thực tế của Canada và Hoa Kỳ từ 1983 đến 1998.


● Và chúng ta có thể thấy hai nền kinh tế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.


● Với quy mô tương đối của mỗi nền kinh tế, chúng ta có thể đoán được mối quan hệ nhân quả xảy ra - những thay đổi trong GDP thực tế của Hoa Kỳ dẫn đến những thay đổi trong GDP thực tế của Canada.


● Một trong những nhiệm vụ của chúng ta là giải thích từng bước của quan hệ nhân quả này.


Hình 1



US Real GDP Growth: Tăng trưởng GDP thực tế của Hoa Kỳ


Canadian Real GDP Growth: Tăng trưởng GDP thực tế của Canada.


Trước khi tìm hiểu xem điều gì tác động đến xuất khẩu ròng, chúng ta hãy nói về cán cân thanh toán.


1) Cán cân Thanh toán.


Mỗi khi người dân Canada có một giao dịch với một người nước ngoài, có một dòng tiền chảy vào hoặc chảy ra khỏi lãnh thổ đất nước.


● Các cán cân thanh toán khác nhau xác định những giao dịch quốc tế này.


● Nếu người nước ngoài gửi tiền cho chúng ta nhiều hơn chúng ta gửi cho họ, thì Canada sẽ có cán cân thanh toán thặng dư.


● Nếu chúng ta tiêu nhiều hơn họ tiêu, thì Canada sẽ có cán cân thanh toán thâm hụt.


● Có ba loại tài khoản cán cân thanh toán - tài khoản hiện thời (vãng lai), tài khoản đầu tư, và tài khoản thanh toán chính thức.


Tài khoản hiện thời ghi chép



1. xuất khẩu ròng, nhóm lớn nhất,


2. thu nhập ròng từ đầu tư nước ngoài,


3. chuyển nhượng từ Canada ra nước ngoài và ngược lại.



● Nếu chúng ta bán ra nhiều hơn họ mua từ chúng ta, chúng ta sẽ thu được tiền ròng, và chúng ta sẽ có tài khoản hiện thời (tài khoản vãng lai: current account) thặng dư.


Tài khoản vốn (capital account) ghi chép những đầu tư mới vào Canada của người nước ngoài và đầu tư của người Canada ra nước ngoài.


● Nếu người nước ngoài đầu tư vào Canada nhiều hơn chúng ta đầu tư ra nước ngoài, chúng ta có tài khoản đầu tư thặng dư (bởi vì tiền chảy vào lãnh thổ Canada).


● Tài khoản thanh toán chính thức = thay đổi trong dự trữ ngoại hối - thay đổi trong đi vay chính thức.


● Cán cân thanh toán chính thức = -(tài khoản vốn + tài khoản vãng lai).


Rõ ràng la những cán cân thanh toán này được quyết định bởi những quyết định của người Canada và những người nước ngoài về việc họ sẽ mua của nhau bao nhiêu và họ sẽ đầu tư bao nhiêu.


● Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là tìm hiểu một số yếu tố có ảnh hưởng đến những quyết định này.


2) Xuất khẩu Ròng


Xuất khẩu ròng = xuất khẩu - nhập khẩu.


● Xuất khẩu sẽ cao lên nếu a) chúng ta ký một hiệp định tự do thương mại, hoặc nếu b) GDP thực tế của Hoa Kỳ tăng lên, hoặc nếu c) tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống.


● Nhập khẩu sẽ tăng lên nếu a) chúng ta ký một hiệp định tự do thương mại, hoặc nếu b) GDP thực tế của Canada tăng lên, hoặc nếu c) tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên.


● Những thay đổi trong các hiệp định tự do thương mại chỉ xảy ra hiếm khi, nên chúng ta không lo lắng quá nhiều về nó, và tác động của nó hầu như không có.


Lưu ý: có một bằng chứng kinh tế rõ ràng là mở cửa nền kinh tế đến tự do thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (LAS dịch chuyển sang phải nhanh hơn), nhưng nó lại có ít tác động đến AD.


● Những thay đổi trong GDP thực tế chúng ta đã tìm hiểu từ trước, và sẽ quay lại vấn đề nay sau.


● Tuy nhiên, chúng ta đã lập luận rằng xuất khẩu rằng sẽ tăng lên nếu tỷ giá hối đoái giảm, do đó chúng ta cần tìm hiểu tỷ giá hối đoái thực tế là gì.


Tỷ giá hối đoái thực tế là giá cả của hàng hoá Canada, so sánh với giá của hàng hoá nước ngoài, tính theo đơn vị tiền tệ nước ngoài:


Tỷ giá hối đoái thực tế = .



  • ER là tỷ giá ngoại tế (giá trị tính theo ngoại tệ của đồng đô la Canada C$) = số đơn vị ngoại tế cho mỗi C$ ( ví dụ 0.69 US$ một C$).

  • P là mức giá của Canada (giá trung bình của hàng hoá Canada), và Pf là giá cả của nước ngoài.

  • ER x P là giá cả của hàng hoá Canada tính theo ngoại tệ, do đó nó thể hiện mức độ đắt/rẻ của hàng hoá Canada so với hàng hoá nước ngoài.

  • Nếu bạn là một người nước ngoài đang quyết định liệu có nên mua hàng hoá Canada hay không, hoặc nếu bạn là một người Canada đang quyết định liệu rằng có mua hàng hoá của nước ngoài hay không, tỷ lệ này là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định của bạn (với chi phí vận chuyển giữ nguyên, v.v..)

  • Do đó, để hiểu được xuất khẩu ròng, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố của tỷ giá hối đoái thực tế.

  • Từ phân tích trước đây của chúng ta trong Chương 3, chúng ta biết rằng P và Pf xuất phát từ sự tương tác giữa AD va SAS trong mỗi nước.

  • Tuy nhiên, chúng ta cần thêm thời gian để nói về giá trị của tỷ giá hối đoái được quyết định như thế nào.


  • 3) Tỷ giá Hối đoái và Thị trường Ngoại hối


    Để mua hầu hết các hàng hoá hoặc tài sản của Canada, những người nước ngoài phải dùng đồng đô la Canada - do đó, người nước ngoài muốn mua đô la Canada bằng ngoại tệ.


    ● Để mua hàng hoá hoặc tài sản của nước ngoài, người Canada phải dùng ngoại tệ - do đó, người Canada muốn mua ngoại tệ bằng đồng đô la Canada.


    ● Thị trường ngoại hối là nơi các bên cùng nhau thực hiện những giao dịch này.


    ● Thị trường ngoại hối đã phát triển rất cao, với sự vi tính hoá phức tạp, một thị trường hoạt động liên tục trên toàn thế giới.


    ● Đây chủ yếu là thị trường của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, những nhà buôn, v.v..


    Ngoại hối là tiền ngoại tệ, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn được mệnh giá bằng ngoại tệ.


    Tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng đô la Canada được xác định theo đồng ngoại tệ.



    • Chúng ta thường tính theo đồng đô la Mỹ, đối tác thương mại chính của chúng ta và, là đồng tiền gần với thế giới tiền tệ nhất - khoảng 85% xuất khẩu của chúng ta và 80% nhập khẩu của chúng ta đều đến Hoa Kỳ.

    • Bảng dưới đây thể hiện hai loại tỷ giá khác nhau, vào hai tháng khác nhau.























    • Tháng 2.1999Tháng 2.2000

      =

      Ca $ mỗi US$

      1.497

      1.451

      ER =

      US$ mỗi Ca$

      0.668

      0.689


      ● Trong tháng Hai. 2000, mất 1.451 đô la Canada (C$) để mua 1 đô la Mỹ (US$). Mất 0.689 US$ để mua một C$.


      ● Giá trị thứ hai (ER) thường được đăng tải trên báo chí, và là giá trị chúng ta sử dụng trong phân tích.


      Lưu ý rằng nếu đồng đô la Canada có giá hơn, thì nó tăng giá, và giá trị của ER tăng lên, như trong khoảng thời gian 1999 và 2000


      ● Một mặt, nếu đồng đô la Canada giảm giá, thì giá trị của ER giảm.


      ● Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá đảm bảo rằng hai tỷ giá này ER và phù hợp với nhau, và bất cứ tỷ giá nào trong ba tỷ giá ( ví dụ như đồng đô la Canada, đồng đô la Mỹ, đồng Mark Đức) phù hợp với nhau.


      Hình 2


      US$ tính theo mỗi C$






      Hình 2 trên đây trình bày những biến động của giá trị đồng C$ từ năm 1995.


      ● Rõ ràng sự biến động lên xuống khá lớn, và chúng ta cần tìm hiểu điều gì gây nên sự biến động này.


      ● Giá trị thực tế của tỷ giá hối đoái được quyết định bởi cung và cầu trong trị trường đồng đô la Canada.


      ● Có hai loại thị trường tương ứng với nhau.


      Thị trường giao ngay là thị trường của các giao dịch vãng lai, việc thanh toán được thực hiện trong phạm vi một hoặc hai ngày.


      Thị trường kỳ hạn là thị trường mà việc thanh toán được thực hiện vào một thời gian nào đó trong tương lai - và trong khoá học này chúng ta sẽ không đề cập đến thị trường này.


      Thị trường giao ngay gồm ba loại:


      Tỷ giá thả nổi hay tỷ giá linh hoạt, hoàn toàn được xác định theo cung và cầu đối với đồng đô la Canada. Giá trị của tỷ giá hối đoái có thể giao động khá lớn khi cung và cầu giao động, thậm chí là trong một ngày.


      Tỷ giá cố định, ở đó tỷ giá được xác định bởi ngân hàng trung ương, và nó thay đổi rất hiếm khi. Ở Canada giữa năm 1962 và 1970, giá trị của đồng đô la Canada được duy trì ở mức 0.925 US$/ C$.


      Tỷ giá thả nổi có quản lý hay thả nổi trá hình, ở đó tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cung và cầu, nhưng khi ngân hàng trung ương can thiệp để ngăn chặn hoặc làm giảm những thay đổi lớn, hoặc là cố gắng thay đổi tỷ giá hối đoái - ví dụ như ở Canada hiện nay.


      Hình 3 (a) dưới đây trình bày thị trường tỷ giá hối đoái linh hoạt - sự tương tác giữa cung và cầu xác định giá trị của tỷ giá hối đoái.


      ● Trong ví dụ đã chỉ ra, sự tăng lên nhu cầu đồng đô la Canada dẫn đến sự điều chỉnh tăng giá trị của nó, v.v..


      ● Hình 3 (b) dưới đây chỉ ra thị trường tỷ giá cố định, với một tỷ giá mục tiêu ER*.



      ● Ở đây ngân hàng trung ương duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách điều chỉnh những sự dịch chuyển trong cung hoặc cầu để duy trì tủ giá hối đoái được cố định.


      ● Ví dụ, khi nhu cầu đồng C$ tăng lên, ngân hàng trung ương cung ứng ra một lượng tiền vào thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá hối đoái cố định.


      Lưu ý rằng việc tăng một lượng tiền vào thị trường ngoại hối cũng làm tăng cung ứng tiền trong nước - DMS > 0.


      ● Đây là một vấn đề quan trọng mà chúng ta sẽ nói đến vào sau này.


      Hình 3



      Lưu ý rằng trong tỷ giá thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương sẽ nhắm vào việc giảm ảnh hưởng của những dịch chuyển trong cung hoặc cầu về tiền, nhưng chỉ tác động một phần.


      ● Trong trường hợp này, tỷ giá hối đoái thay đổi giá trị, nhưng chỉ một phần, chứ không phải toàn bộ tương ứng với sự dịch chuyển đó - chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.


      Hiện tại, chúng ta tập trung vào trường hợp (a), trường hợp tỷ giá hối đoái linh hoạt.


      ● Chúng ta cần giải thích điều gì ảnh hưởng đến cầu và cung đồng đô la Canada để có thể giải thích được điều gì ảnh hưởng đến giá trị của tỷ giá hối đoái trong thị trường linh hoạt.


      ● Chúng ta có hai lý thuyết về tỷ giá hối đoái; lý thuyết dài hạn và lý thuyết ngắn hạn.


      4) Sự quyết định của Tỷ giá Hối đoái Dài hạn: Sức mua Ngang bằng.


      Lập luận này chủ yếu dựa trên một loại kinh doanh chênh lệch giá tập trung xung quanh hàng hoá.



      • Kinh doanh chênh lệch giá là việc mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao để hưởng lợi nhuận.

      • Hãy đặt bạn vào tình huống một người đang quyết định mua hàng hoá nước ngoài hoặc hàng hoá Canada (một người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu).

      • Chúng ta giả sử:




      • 1. mọi hàng hoá là đồng nhất


        2. mọi hàng hoá được mua bán hết


        3. không có chi phí vận chuyển, và không có thuế quan v.v.





        • Trong trường hợp này, để quyết định giữa các hàng hoá, bạn sẽ chỉ xem xét đến giá cả của hàng hoá Canada so với hàng hoá nước ngoài.


        • Giả sử bạn là một người Mỹ đang cần quyết định lựa chọn giữa hàng hoá của Mỹ và Canada, và bạn sẽ mua hàng của Canada nếu:


          P (hàng hoá Canada tính theo đồng US$) <>

          P x ER <>f, hoặc nếu


          (giá tính theo C$ x US$/C$) < (Giá tính theo US$)


          (P x ER)/Pf <>

          Điều này cho chúng ta biết được cái gì yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hoá của Canada, và do đó là nhu cầu đối với đồng đô la Canada trong dài hạn (lập luận tương tự cũng có thể suy ra đối với cung đồng C$).


          ● Nhu cầu đồng đô la Canada sẽ tăng lên nếu tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, hoặc nếu:


          ● Giá trị của tỷ giá hối đoái giảm xuống (ER giảm giá trị).


          ● Mức giá cả ở Canada giảm đi.


          ● Mức giá cả ở Mỹ tăng lên.


          LƯU Ý:


          1) Theo lý thuyết sức mua ngang bằng bất đẳng thức trên không đúng mãi trong mọi trường hợp.


          ● Giả sử rằng bất đẳng thức trên đúng trong trường hợp (P x ER)/Pf <>

          ● Trong trường hợp này, những người nước ngoài và người Canada sẽ chuyển nhu cầu từ hàng hoá của Mỹ sang hàng hoá của Canada.


          ● Sự thay đổi này dẫn đến lãi suất thực tế có xu hướng trở lại 1 vì:



          • Nhu cầu hàng hoá Canada ­ Þ P ­.

          • Nhu cầu đối với hàng hoá Mỹ ¯ Þ Pf ¯.

          • Nhu cầu đối với đồng C$ ­, và nếu tỷ giá hối đoái là linh hoạt, điều này sẽ dẫn đến sự điều chỉnh tăng của đồng C$, cũng có nghĩa là ER tăng.


          ● Cả ba hoạt động trên sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tế sẽ hướng về 1về mặt lý thuyết.


          2) Lý thuyết PPP (purchasing power parity: sức mua ngang bằng) cho rằng kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường hàng hoá dẫn đến đẳng thức sau đây đúng:


          Pf = P x ER hoặc nếu (P x ER)/Pf = 1


          ● Trong thực nghiệm, lý thuyết sức mua ngang bằng không đúng một cách hoàn hảo do thực tế còn tồn tại những điều mà chúng ta đã giả định là không có:


          1. những loại hàng hoá không thể mua bán được như là dịch vụ.


          2. Các hàng hoá không đồng nhất.


          3. chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch.


          ● TUY NHIÊN, nó vẫn thể hiện một xu hướng mạnh mẽ trong thị trường - tỷ giá hối đoái có xu hướng trở lại giá trị mà ở đó tỷ giá hối đoái thực tế = 1.


          ● Hình 4 dưới đây mô tả diễn biến của tỷ giá hối đoái thực tế trong vòng 20 năm qua - chúng ta có thể thấy nó hầu như giao động xung quanh giá trị 1.


          ● Chúng ta cũng có thể thấy tỷ giá hối đoái thực tế có tác động mạnh như thế nào đối với xuất khẩu ròng - khi tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống dưới 1, xuất khẩu ròng tăng (như trong thời gian gần đây), va khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng trên 1, xuất khẩu ròng giảm xuống (trong những năm trước, trong và sau 1990).


          Hình 4 Tỷ giá hối đoái thực tế (C$ so với US$)



          Real Exchange Rate: Tỷ giá hối đoái thực tế


          Net Exports as a percent of GDP: Xuất khẩu ròng tính theo phần trăm GDP


          5) Sự quyết định của Tỷ giá Hối đoái trong Ngắn hạn: Kinh doanh Chênh lệch Lãi suất


          Trong ngắn hạn, người ta thừa nhận lập luận sau đối với thị trường ngoại hối: có thể tạo ra lợi nhuận đối với dòng tiền ngắn hạn do có sự chênh lệch lãi suất.


          ● Thị trường ngoại hối có một dòng tiền lớn dịch chuyển hàng ngày: 1.5 nghìn tỉ US$ năm 1998.


          ● Do chi phí giao dịch thấp, kinh doanh chênh lệch giá diễn ra nhanh chóng và hiệu quả - hàng tỷ đô la được dịch chuyển ngay lập tức để có được phần trăm nhỏ lợi nhuận.


          ● Những dòng tiền này ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối trong ngắn hạn - chúng lớn hơn rất nhiều dòng tiền sử dụng để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.


          ● Để thấy được điều này diễn ra như thế nào, chúng ta hãy xem xét một ví dụ về một người đang quyết định đầu tư vào một nước nào đó.


          Chúng ta có các định nghĩa sau:


          rC = lãi suất danh nghĩa ở Canada.


          rf = lãi suất danh nghĩa ở quốc gia nước ngoài.


          ● Bởi vì chúng ta đang nói về một người đang đầu tư ra nước ngoài, chúng ta cần nói về mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá hối đoái.


          ● ER (=đồng ngoại tệ/C$) là giá trị của tỷ giá hối đoái ngày nay, và chúng ta có thể định nghĩa ERe là tỷ giá hối đoái kỳ vọng của Canada trong một năm.


          ● Phần trăm thay đổi kỳ vọng của tỷ giá hối đoái sẽ là = .


          Giả sử bạn là nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét việc mua trái phiếu Canada.


          ● Giả sử ở hiện tại các yếu tố rủi ro là giống như nhau giữa hai nước, khi đó điều bạn quan tâm là lợi nhuận bạn thu được được xác định theo đồng tiền nước bạn.


          ● Bạn sẽ kiếm được rC đô la Canada sau một năm, nhưng bạn phải chuyển số tiền này ra ngoại tệ, do đó lãi suất ước tính mà bạn kỳ vọng có được theo ngoại tệ sẽ là rC + %DERe.


          ● Bạn sẽ so sánh giá trị này với lợi nhuận thu được từ việc đầu tư trong nước của bạn, và bỏ qua chi phí giao dịch, bạn sẽ mua trái phiếu Canada (và do đó sẽ mua đô la Canada) nếu:


          , hoặc nếu


          , hoặc nếu


          - sự điều chỉnh tăng kỳ vọng của đồng C$


          Bạn sẽ chỉ đầu tư ở Canada nếu bạn cho rằng lãi suất bằng với ở nước ngoài, trừ đi sự điều chỉnh để bù đắp cho sự tăng kỳ vọng đồng C$.


          ● Điều này giúp chúng ta thấy được yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu đồng C$ trong ngắn hạn.


          ● Lãi suất đồng đô la Canada tăn lên, so với lãi suất ở nước ngoài, thì nhu cầu đối với tài sản ở Canada cũng tăng và do đó là nhu cầu đối với đồng C$ tăng.


          ● Sự điều chỉnh tăng kỳ vọng đối với đồng C$ tăng lên, làm cho nhu cầu đối với tài sản của Canada tăng lên và do đó nhu cầu đồng C$ tăng.


          Lưu ý rằng chừng nào sự chênh lệch lãi suất còn tồn tại, cơ hội lợi nhuận không rủi ro vẫn tồn tại.


          ● Những người kinh doanh chênh lệch giá có thể vay tiền ở nước ngoài, và cho vay ở Canada để hưởng chênh lệch lãi suất.


          ● Tuy nhiên, hành động của những nhà kinh doanh chênh lệch giá gây ra những áp lực đối với thị trường và tự động loại bỏ sự mất cân bằng, loại bỏ cơ hội lợi nhuận:


          i) Trước hết, họ cho vay ở Canada, đẩy cung ứng vốn tăng lên, do đó đẩy lãi suất ở Canada xuống.


          ii) Thứ hai, họ vay tiền ở thị trường nước ngoài, đẩy nhu cầu vốn của thị trường này tăng lên, và đẩy lãi suất ở nước ngoài tăng lên.


          iii) Thứ ba, họ bán những đồng đô la ở thị trường giao ngay (tăng cung), điều này tạo ra xu hướng làm giảm mức giá của chúng hay đẩy ER giảm xuống, và đẩy %DERe tăng lên.


          Rõ ràng những hoạt động kinh doanh chênh lệch giá này làm đảo ngược sự mất cân bằng.


          ● Thực tế, kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhanh chóng dẫn đến những điều kiện sau đây trong thị trường:



          ● Chúng ta gọi đây là điều kiện lãi suất ngang bằng không được bảo hiểm.


          ● Điều kiện này nói rằng lãi suất ở Canada bằng lãi suất ở nước ngoài cộng với sự thay đổi kỳ vọng trong giá trị đông ngoại tệ.


          ● Nếu đồng ngoại tệ được kỳ vọng tăng giá trị, và đồng đô la Canada được kỳ vọng giảm giá trị, thị mọi người phải được bù đắp bằng lãi suất đồng đô la Canada cao hơn.


          Lưu ý:


          Lý thuyết này mô tả một xu hướng của thị trường.


          ● Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng chi phí giao dịch và khó khăn trong việc đi vay có nghĩa là làm cho này chỉ đúng một cách ước lượng.


          ● Tuy nhiên, nó là một công cụ hiệu quả để tìm hiểu cầu và cung ngắn hạn đồng đô la Canada.


          6) Đường IS dưới Cơ chế Tỷ giá Linh hoạt.


          Bây giờ chúng ta có thể nhận thấy rằng bên cạnh những ảnh hưởng của IS do lãi suất thay đổi làm thay đổi I, một sự thay đổi lãi suất tạo ra .


          ● Do đó, chúng ta có một hiệu ứng bổ sung, và đường IS sẽ ít cong (thẳng) hơn trong cơ chế tỷ giá linh hoạt.


          ● Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng những thay đổi trong thu nhập của thế giới sẽ làm thay đổi xuất khẩu ròng của chúng ta, và dịch chuyển đường IS - ví dụ, nếu thu nhập của thế giới tăng, thì xuất khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải.


          Yếu tố này cho chúng ta biết được tại sao và bằng cách nào chu kỳ kinh tế ở Hoa Kỳ tác động đến Canada.


          ● Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng những thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế cũng sẽ dịch chuyển đường IS - tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên sẽ làm giảm xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường IS sang phải.


          ● Chúng ta cũng có thể nhận thấy, nền kinh tế càng mở và sự nhạy cảm của tỷ giá hối đoái thực tế đối với những thay đổi trong lãi suất càng lớn (sự linh hoạt trong dòng vốn tài chính giữa các nước càng lớn), chính sách tiền tệ càng mạnh, chính sách tài chính càng yếu trong tác động đến AD.


          Chính sách tài chính


          Một chính sách tài chính mở rộng làm dịch chuyển đường IS sang phải, và làm tăng GDP thực tế và r.


          ● Sự tăng lên của r sẽ chèn lấn đầu tư tư nhân, nhưng nó cũng làm tăng sự khác nhau giữa lãi suất giữa Canada và phần còn lại của thế giới (rC - rf tăng lên).


          ● Sự tăng lên của sự chênh lệch lãi suất làm tăng nhu cầu đồng đô la Canada, điều này lại tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong cơ chế tỷ giá linh hoạt, và làm tăng tỷ giá hối đoái thực tế và chèn lấn xuất khẩu ròng.


          ● Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá hối đoái càng tăng lên, sự chèn lấn quốc tế lên xuất khẩu ròng càng tăng.


          ● Chính sách tài chính yếu đi trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, so với mô hình kinh tế đóng đơn giản trong chương 6 - đường AD dịch chuyển sang phải với một lượng nhỏ hơn.


          Chính sách tiền tệ


          Một chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển đường LM sang phải, và làm tăng GDP thực tế và giảm r (lưu ý vào hiệu ứng ngược lại)


          ● Sự giảm xuống của r sẽ làm tăng đầu tư tư nhân, nhưng nó cũng làm giảm sự chênh lệch lãi suất giữa Canada và phần còn lại của thế giới, làm giảm nhu cầu của đồng đô la Canada.


          ● Điều này đến lượt nó làm giảm tỷ giá hối đoái danh nghĩa, và làm giảm tỷ giá hối đoái thực tế và tăng xuất khẩu ròng.


          ● Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá hối đoái càng lớn, thì xuất khẩu ròng cũng tăng mạnh hơn.


          ● Chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh hơn trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, so với mô hình kinh tế đóng trong chương 6 - đường AD dịch chuyển sang phải một lượng lớn hơn.


          Chúng ta đã kiểm tra


          ● Điều gì ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn và dài hạn trong tỷ giá hối đoái linh hoạt.


          ● Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng thế nào đối với tổng cầu và mức giá trong ngắn hạn với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt.


          NHƯNG, ở Canada chúng ta có một thị trường thả nổi có quản lý, và do đó một số những kết quả này phải được điều chỉnh - chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét tỷ giá hối đoái cố định trong phần tiếp theo.


          7) Tỷ giá Hối đoái Cố định


          Trong quá khứ Canada duy trì một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, và ở nhiều nước hiện này cũng duy trì hiện tượng này.


          ● Do đó nghiên cứu nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu những nền kinh tế này.


          ● Bên cạnh đó, để hiểu được một cơ chế thả nổi có quản lý chúng ta cũng cần tìm hiểu cơ chế tỷ giá cố định.


          Duy trì Tỷ giá Hối đoái Cố định


          Ở đây, ngân hàng trung ương cố định tỷ giá hối đoái ở mức ER*, và điều chỉnh việc cung ứng đồng đô la Canada để duy trì tỷ giá này cố định, như chỉ ra dưới đây.


          Hình 5.



          ● Nếu nhu cầu đồng đô la Canada tăng lên, điều này sẽ dẫn đến tăng giá trị đồng C$, nhưng bằng việc cung ra một lượng tương ứng, ngân hàng trung ương mua hết số ngoại hối được chào bán, và duy trì đồng C$ ổn định.


          ● Nếu nhu cầu đồng đô la Canada giảm xuống, điều này dẫn đén giảm giá trị đồng C$, nhưng bằng việc giảm cung một lượng tương ứng, ngân hàng trung ương mua hết số C$ được chào bán, và duy trì giá trị của nó ổn định.


          LƯU Ý


          1) Nhà nước nắm một lượng lớn đồng USD (và vàng) dữ trữ đặc biệt cho mục đích này, và lượng tiền này được quản lý bởi ngân hàng trung ương Canada.


          2) Với một tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương buộc phải tạo ra một gia số D MS để duy trì nó cố định, như chúng ta sẽ thấy:


          ● Ví dụ, nếu nhu cầu đồng C$ tăng, và ngân hàng trung ương mua hết số ngoại hối được chào bán và cung ứng đồng C$, thì DMS>0.


          ● Điều này có một tác động quan trọng - đường LM hầu như không xuất hiện.


          3) Chính sách này tự bản thân nó không phải là tốt, để tránh sự biến động không ngừng của đồng đô la Canada, Ngân hàng Canada phải duy trì lãi suất ở Canada bằng với lãi suất ở Mỹ.


          ● Chúng ta có thể thấy được điều này một cách dễ dàng từ điều kiện lãi suất ngang bằng:


          rC = rf - sự điều chỉnh tăng kỳ vọng đồng C$


          ● Nếu tỷ giá hối đoái thực sự cố định, thì sẽ không có sự kỳ vọng việc điều chỉnh tăng, và điều kiện lãi suất ngang bằng thể hiện rằng rC = rf.


          ● Để tìm hiểu điều gì xảy ra, chúng ta giả sử rC <>f.


          ● Khi đó mọi người có thể kiếm lời bằng cách đi vay ở Canada và cho vay ở nước ngoài.


          ● Mọi người sẽ cố gắng chuyển đồng đô la Canada sang đồng USD.


          ● Ngân hàng trung ương mua hết số C$ được chào bán, sử dụng hết số US$ mà ngân hàng trung ương dự trữ.


          ● Điều này có nghĩa là Ngân hàng Canada đưa một lượng tiền ra khỏi lưu thông - DMS <>

          ● Chính sách tiền tệ thắt chặt này sẽ làm tăng lãi suất ở Canada, đẩy lãi suất ở Canada tăng lên đến mức lãi suất ở Hoa Kỳ.


          Chính sách Tiền tệ trong Cơ chế Tỷ giá Cố định


          Chính sách tiền tệ ở Canada được ban hành ra để duy trì tỷ giá hối đoái cố định, và không thể được sử dụng cho mục đích nội địa.


          ● Nó không thể được sử dụng như là một mũi tên trúng hai đích, trừ phi chúng phù hợp với nhau.


          ● Do đó chúng ta có sơ đồ IS-LM sau đây.


          Hình 6



          ● Đường IRP chỉ kết quả của lãi suất ngang bằng - lãi suất được cố định tại mức lãi suất của Hoa Kỳ.


          ● Đường LM điều chỉnh để đạt sự cân bằng cần thiết tại Y1.


          ● Để hiểu rõ, giả sử rằng chúng ta khởi đầu với đường IS và LM0, với một tỷ giá cố định.


          ● Ngân hàng Canada cố gắng tăng cung ứng tiền, dịch chuyển đường LM sang phải tại LM1.


          ● rC <>f, dẫn đến giảm nhu cầu đồng C$, dẫn đến dư cung đồng đô la Canada trên thị trường ngoại hối, gây ra áp lực giảm giá trị đối với đồng C$.


          ● Ngân hàng Canada cung ra một lượng ngoại hối cần thiết, mua hết số C$ dư để cho tỷ giá hối đoái được ổn định.


          ● Cung ứng đồng C$ giảm xuống, đường LM dịch chuyển sang trái, VÀ lãi suất tăng lên, cho đến khi chúng ta có được r = rf, tại đó IS và IRP cắt nhau.


          Dưới cơ chế tỷ giá cố định, chính sách tiền tệ không thể làm dịch chuyển đường AD.


          ● Thực tế, trong cơ chế này, vì rC = rf, chúng ta chủ yếu thực hiện chính sách tiền tệ "nhập" đối với các đối tác thương mại chủ yếu.


          Chính sách Tài chính dưới Cơ chế Tỷ giá Cố định.


          Mặc dù chính sách tiền tệ hầu như không có tác dụng trong cơ chế tỷ giá cố định, thì chính sách tài chính lại có tác động hơn, bởi vì không có sự chèn lấn.


          Hình 7



          ● Ở đây, nếu tỷ giá hối đoái là linh hoạt, sự tăng lên trong chi tiêu của chính phủ làm ngừng trệ sự tăng lên của r, và chúng ta chuyển đến một điểm cân bằng mới Y2 dọc theo đường LM.


          ● Với một tỷ giá hối đoái cố định, sự tăng lên r gây ra sự tăng lên nhu cầu đồng C$, mà điều này làm tăng cung ứng tiền, dẫn đến dịch chuyển LM sang LM1, và duy trì lãi suất cố định, do đó điểm cân bằng mới Y3 > Y2.


          Trong cơ chế tỷ giá cố định, không có sự chèn lấn, chính sách tài chính làm dịch chuyển đường AD bởi một lượng lớn hơn, so với nền kinh tế đóng.


          8) Cơ chế được Quản lý hay Thị trường Trá hình


          Đây là một trường hợp có tính trung gian hơn, ở đó ngân hàng trung ương từng bước giảm những biến động giá trị của đồng C$, nhưng lại không duy trì nó cố định một cách hoàn toàn.


          ● Ví dụ, như chỉ ra trong Hình 8 dưới đây, chúng ta có thể thấy ứng xử gần đây của ngân hàng trung ương, họ bỏ ra hàng tỷ đô la Mỹ để làm giảm việc giảm giá trị của đồng đô la Canada trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997.


          ● Kết quả là có một sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái được điều chỉnh bởi những hoạt động của ngân hàng trung ương.


          Hình 8



          Kết quả của việc thả nổi có quản lý là một chính sách phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ đối với một mức độ trung gian, phụ thuộc vào hai yếu tố:


          ● Sự nhạy cảm (khuyến khích) về nhu cầu của đồng C$ đối với sự chênh lệch lãi suất giữa hai nước.


          ● Mong muốn của Ngân hàng Canada như thế nào trong việc cho phép tỷ giá giảm xuống?


          ● Ngân hàng trung ương càng can thiệp, thì chúng ta càng tiến gần đến chính sách tỷ giá cố định.


          ● Sức mạnh của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính cũng bị quyết định bởi mức độ can thiệp này.


          9) Nghiên cứu Tình huống: Cuộc khủng hoảng Châu Á.


          Một vấn đề với tỷ giá hối đoái cố định và có quản lý là nếu bạn cố định đồng C$ so với đồng US$, bạn đang điều chỉnh chính sách tiền tệ của họ, điều này có thể là không phù hợp.


          ● Một tỷ giá linh hoạt có thể bảo vệ hay cô lập bạn khỏi các những vấn đề của các nước khác - lạm phát hoặc suy thoái.


          ● Chúng ta hãy xem xét điều gì xảy ra sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998.


          Thu nhập của người châu Á giảm đáng kể, và nhu cầu của họ đối với xuất khẩu của chúng ta giảm, đặc biệt là hàng xuất khẩu (hàng gỗ, thép, than, cá, v.v..)


          ● Cú sốc này dịch chuyển đường IS sang trái, và do đó cũng dịch chuyển đường AD sang trái, và dẫn đến áp lực suy thoái ở Canada. (lưu ý về nhập khẩu của chúng ta khi có sự suy thoái ở nước ngoài).


          ● Có sự sụt giảm đối với nhu cầu đồng đô la Canada.


          ● Nếu chúng ta có chính sách thả nổi trá hình hoặc chính sách tỷ giá cố định, thì việc giảm nhu cầu đồng C$ dẫn đến giảm cung ứng tiền để duy trì tỷ giá cố định, điều này làm tăng lãi suất trong nước đến rf, và gây tổn hại đến những khó khăn trong nước.


          ● Chúng ta có một cú sốc lớn hơn được chỉ ra trong Hình 9, kết thúc tại Y1, với một sự giảm mạnh GDP thực tế trong ngắn hạn, mức giá vẫn giữ nguyên.



          ● Nếu tỷ giá linh hoạt, thì sự giảm xuống nhu cầu đồng C$ dẫn đến sự điều chỉnh giảm của tiền tệ (không có gia số trong cung ứng tiền), điều này đến lượt nó lại dẫn đến tăng lên xuất khẩu ròng để bù đắp lại mức độ nào đó sự sụt giảm ban đầu từ sự suy thoái của thế giới - chúng ta kết thúc tại Y thay vì Y1, với một cú sốc tiêu cực nhỏ hơn.


          Chúng ta rõ ràng nhận ra một vài ý tưởng hạn chế việc tiền tệ gây ra những vấn đề khi so với việc để tiền tệ điều chỉnh, bằng cách so sánh điều gì xảy ra ở Canada so với New Zealand, Na Uy, Ác hen ti na trong Cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998.



Read Users' Comments (0)